Một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất mà chúng ta thường sử dụng hiện nay đó là sở hữu cho mình một chiếc kính cận để khắc phục chứng bệnh cận thị. Tuy nhiên, một chiếc kính cận với độ cận chính xác mới có thể mang lại cho bạn những tác dụng mà bạn mong muốn. Vì vậy, một quy trình kiểm tra mắt và đo mắt kính cận chuẩn là vô cùng cần thiết.
Quy trình kiểm tra mắt chuẩn
Kiểm tra mắt là quy trình kiểm tra khả năng nhìn của một người bằng cách phân biệt hai điểm gần nhau có khoảng cách 5m. Quy trình này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những tổn thương về mắt để có hướng điều trị phù hợp.
– Bước 1: Đo thị lực bằng máy điện tử dùng để đánh giá tình trạng của mắt và có được số độ mà bạn cần tham khảo.
Trong kết quả đó có một số kí hiệu thường gặp:
R (Right) là kết quả đo thị lực của mắt phải.
L (Left) là kết quả đo thị lực của mắt trái.
S (SPH/Sphere/Cầu) là số độ tròng kính, kèm theo đó, kí hiệu “-” chỉ cận thị và kí hiệu “+” chỉ tật viễn thị
S.E là số độ kính kiến nghị nên sử dụng.
PD là khoảng cách giữa 2 đồng tử 2 mắt, đơn vị: milimet (mm).
Với bước 1 sẽ giúp bạn xác định được có bị cận hay không, sau đó bạn cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
– Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên bảng đo thị lực.
– Bước 3: Đeo kính thử 20 đến 30 phút, đi lại hoặc, nhìn thử với tầm mắt xa và gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
– Bước 4: Nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt… Bạn cần trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để được điều chỉnh số kính phù hợp